Hành trình theo chân những chú ong làm mật ở Mộc Châu

0
1947

Nhắc đến Mộc Châu, người ta thường nghĩ đến những cánh đồng hoa cải trắng trải dài ngút ngàn đến tận chân trời, những rừng đào mận đua nhau khoe sắc mỗi độ xuân về, những đàn bò nhởn nhơ gặm cỏ. Nhưng không nhiều người biết đến Mộc Châu còn có một “đặc sản” khác đó chính là mật ong. Hãy cùng chúng tôi khám phá cuộc hành trình theo chân những chú ong làm mật chăm chỉ để có được sản phẩm mật ong hảo hạng của núi rừng Sơn La nhé!

Hành trình theo chân những chú ong làm mật ở Mộc Châu

Mộc Châu mùa hoa cải trắng

Mộc Châu là một cao nguyên rộng lớn nằm ở huyện Mộc Châu của tỉnh Sơn La, cách Hà Nội khoảng 180 km về phía Tây Bắc. Khí hậu ở Mộc Châu quanh năm ôn hòa, mát mẻ, phong cảnh hoang sơ, mộc mạc nên là điểm đến hấp dẫn cho những du khách tham quan du lịch. Khi ghé thăm Mộc Châu vào mùa hoa nở vào khoảng tháng 12 đến tháng 6 dương lịch bạn sẽ được chứng kiến hành trình những chú ong thợ làm mật.

Những trang trại nuôi ong nằm trên thung lũng mát mẻ

Những trang trại nuôi ong nằm trên thung lũng mát mẻ 

Ở Mộc Châu có đến hàng trăm trại nuôi ong và mỗi trại thì lại nuôi đến hàng trăm đàn ong, cho ra đời biết bao mật ngọt bổ dưỡng. Nghề nuôi ong cũng rất vất vả vì họ phải di chuyển thường xuyên đến những nơi có hoa luôn nở để cung cấp thức ăn cho ong nếu không ong sẽ chết hoặc nếu ít hoa quá thì năng suất lấy mật của ong cũng bị giảm đáng kể.

Hành trình theo chân những chú ong làm mật ở Mộc Châu

Những chú ong làm mật

Mộc Châu là cao nguyên rộng lớn, quanh năm khí hậu ôn hòa, nhiều loài hoa đua nhau khoe sắc. Mùa xuân thì có hoa đào hoa mận, mùa thu đến đông thì lại có hoa cải trắng, hoa chè và các loài hoa dại khoe sắc nên là địa điểm lý tưởng để nuôi ong lấy mật. Vì ong chỉ thích hợp ở những nơi ấm áp hoặc mát mẻ và không quá lạnh nên vào mùa đông nếu trời lạnh quá thì những đàn ong sẽ di cư về phương Nam để tìm khí hậu ấm áp hơn.

Hành trình theo chân những chú ong làm mật ở Mộc Châu

Ong thợ làm rơi phấn ong sẽ được hứng xuống máng 

Hành trình theo chân những chú ong làm mật ở Mộc Châu

Cận cảnh máng hứng phấn ong 

Xem thêm:

Vào mùa lấy mật, người nuôi ong sẽ trộn phấn hoa với bột đậu nành đã được rang chín và xay kĩ thật nhuyễn. Hỗn hợp  này được dùng làm thức ăn để cung cấp chất dinh dưỡng cho các ấu trùng do ong chúa đẻ ra, sau đó ấu trùng sẽ phát triển thành ong thợ, và ong thợ chính là nhân lực chính để tìm hoa làm mật cho ra đời sản phẩm mật ong thơm ngọt.

Hành trình theo chân những chú ong làm mật ở Mộc Châu

Ong thợ có nhiệm vụ làm mật và cung cấp thức ăn cho ong chúa

Ong thường sống thành từng đàn, mỗi tổ ong là một đàn. Mỗi đàn như thế sẽ có một ong chúa có kích thước rất lớn gấp 2 hoặc gấp 3 ong thợ. Ong chúa tiết ra một chất hoóc môn để điều khiển hoạt động của cả đàn ong còn ong thợ đảm nhận nhiệm vụ tiết sữa nuôi ong chúa, làm mật xây tổ. Tuổi thọ của ong thợ vào khoảng 45-50 ngày còn ong chúa thì thọ hơn rất nhiều, từ 2-3 năm. Tùy vào cường độ làm việc mà tuổi thọ của ong thợ có thể bị rút ngắn hơn nữa.

Hành trình theo chân những chú ong làm mật ở Mộc Châu

Ong chúa có kích thước lớn hơn và điều khiển mọi hoạt động của đàn ong thợ

Mỗi tổ ong được thiết kế theo hình các lỗ tròn nhỏ nằm cạnh nhau, mỗi lỗ tròn chỉ vừa cho kích thước của một chú ong chui lọt thôi. Dưới mỗi tổ ong đều có một cái máng nhỏ để hứng những hạt phấn hoa rơi xuống. Người ta sẽ gom những hạt phấn này, trộn đều với đậu nành rang mịn phơi khô và cất dành làm thức ăn dự trữ cho ong mùa đông lạnh giá. Phấn ong cũng có mùi thơm rất dễ chịu.

Hành trình theo chân những chú ong làm mật ở Mộc Châu

Phấn ong được trộn cùng đậu nành xay nhuyễn và phơi khô để làm thức ăn dự trữ cho ong khi mùa đông đến

Cách thức lấy mật ong cũng khá thú vị và đơn giản. Vì ong rất sợ khói nên trước khi thu hoạch mật ong, người nuôi ong thường đốt hương hoặc gỗ để khói có thể làm cho ong bớt hung hăng hơn. Sau đó, muốn lấy được mật ong hay sáp ong thì người ta xịt nước lên ong để cho cánh ong bị ướt và không thể bay được nữa, chỉ cần giũ nhẹ và ong đã rơi ra và có thể dễ dàng lấy được mật hoặc sáp. Tuy nhiên công việc này đòi hỏi phải có nhiều nhân công và làm liên tục để có thể thu hoạch được mật nhanh nhất.

Sáp ong rất bổ dưỡng 

Sáp ong rất bổ dưỡng 

Hành trình theo chân những chú ong làm mật ở Mộc Châu

Và đây là thành phẩm

Hình ảnh những đàn ong lớn tấn công con người khiến chúng ta phải rùng mình khi nghĩ đến. Tuy nhiên ong nuôi thì lành hơn nhiều và hiếm khi đốt. Chỉ những hôm trái gió trở trời thì ong mới khó tính hơn và đốt, nhưng ong nuôi không có độc nên khi đốt chỉ hơi đau một chút thôi chứ không bị sưng hay nguy hiểm đến tính mạng gì.

Hành trình theo chân những chú ong làm mật ở Mộc Châu

Người nuôi ong phải làm việc cật lực 

Xem thêm:

Để lấy được nhiều mật ong nhất và ong có hiệu suất làm việc ổn định nhất thì người nuôi ong thường xuyên phải di chuyển đến những địa điểm khác nhau. Việc dời tổ ong mỗi lần di chuyển cũng là một vấn đề cần lưu ý. Người nuôi ong đã nghĩ ra một giải pháp rất dễ dàng và hiệu quả đó là chèn các khay gỗ quanh tổ ong, khi đêm đến ong sẽ về tổ và lúc đó chỉ cần đóng cửa những khay gỗ lại và nhẹ nhàng xách đi là vạn có thể di chuyển được tổ ong.

Trước khi lấy mật thì phải đốt hương hoặc gỗ để ngăn ong đốt

Trước khi lấy mật thì phải đốt hương hoặc gỗ để ngăn ong đốt

Mật ong trên thị trường có rất  nhiều loại trôi nổi không rõ nguồn gốc và chất lượng không đảm bảo, nên nếu một lần đến với Mộc Châu thì bạn hãy xách một vài chai mật ong nguyên chất về đế làm quà cho gia đình và người thân nhé. Hiện nay giá của một chai mật ong (800 ml) rơi vào khoảng 100 – 160.000đ/ chai, khá hợp lý phải không các bạn?

Hành trình theo chân những chú ong làm mật ở Mộc Châu

Mật ong Mộc Châu có giá cả rất hợp lý

Xem thêm :

Hành trình theo chân những chú ong làm mật ở Mộc Châu

Mật ong rất tốt cho sức khỏe và sắc đẹp 

Xem thêm:

Những ngày cuối cùng của mùa thu đang dần qua đi, ở Mộc Châu bây giờ cũng là thời điểm của những cánh đồng hoa cải trắng bắt đầu hé nụ. Nếu bạn muốn tìm đến một chốn bình yên để rũ bỏ khỏi sự ồn ã của chốn đô thị thì hãy xách balo lên và đi, cùng theo chân những người nuôi ong để tìm được những trải nghiệm thú vị nhé!


LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here