Du lịch Sapa ngày Tết, mùa của lễ hội

0
2723
du lịch sapa ngày tết

Không chỉ hút hồn du khách bởi vẻ đẹp tuyệt mỹ, thơ mộng mà hoang sơ, mà Sapa còn quyến rũ lòng người với các lễ hội đặc sắc, vui nhộn. Khi dừng chân ghé lại vào những ngày năm mới Tết đến, khách du lịch Sapa sẽ được tận hưởng không khí mang đậm nét truyền thống của các dân tộc nơi đây. Sau đây là các kinh nghiệm khi đi du lịch Sapa ngày tết.

1. Du lịch Sapa ngày tết: Lễ hội xuống đồng ngày xuân của người Tày, Dao

lễ hội xuống đồng ngày xuân của người tày, dao

Du lịch Sapa vào đầu mùa xuân, tức ngày mùng 8 tết hàng năm. Chúng ta sẽ được tham dự một lễ hội đặc sắc và mang đậm nét truyền thống của dân tộc Tày và Dao ở Sapa, đó chính là lễ hội xuống đồng. Đây là lễ hội thu hút được nhiều du khách thập phương và nước ngoài tham gia nhất.
Lễ hội gồm có rất nhiều phần, như rước đất, rước nước, lễ cúng, cày đồng… Nhưng phần nổi bật nhất và vui nhất đó chính là các tiết mục văn nghệ và trò chơi của đồng bào dân tộc Tày và Dao. Những điệu múa xòe dập dìu trong tiếng kèn, tiếng trống vang dội, những trò chơi dân gian độc đáo, hấp dẫn đã khiến cả người bản xứ và khách du lịch muốn lưu lại mãi. Bên cạnh đó, du khách còn có cơ hội thưởng thức những món ăn và mua một vài món quà đặc sản của đồng bào dân tộc nơi đây nữa.

2. Du lịch Sapa ngày tết: Lễ Tết nhảy của người Dao ở Tả Van

lễ tết nhảy của người dao ở tả van

Lễ Tết nhảy là lễ hội truyền thống được đồng bào dân tộc Dao chuẩn bị công phu nhất. Mặc dù diễn ra vào mùng 1, 2 Tết âm lịch nhưng khâu chuẩn bị được thanh niên trong bản tập dượt từ trước đó vài tháng. Điểm nhấn của lễ Tết nhảy chính là 14 điệu nhảy độc đáo và đặc sắc.Mỗi điệu nhảy lại mô tả những hành động khác nhau và kể về sự tích, truyền thống của dòng họ, công lao của tổ tiên.
Nét đẹp truyền thống của đồng bào dân tộc Dao ở Tả Van sẽ được thể hiện rõ nét trong lễ hội. Do đó, nếu khách du lịch Sapa muốn tìm hiểu về phong tục, tập quán của họ thì hãy đến với dịp đặc biệt này.

3. Lễ hội Gầu Tào của người Mông

du lịch sapa ngày tết: lễ hội gầu tào của người mông

Gầu Tào chính là lễ hội “cầu phúc-cầu mệnh” của người Mông. Người Mông ở Sapa thường tổ chức lễ hội này vào sáng mùng 1 Tết, còn người Mông ở Mường Khương thì tổ chức vào sáng mùng 3 Tết. Khách du lịch Sapa thể tự do lựa chọn tham gia lễ hội nào tùy vào thời điểm bạn đến.
Thông thường, lễ hội Gầu Tào chỉ được tổ chức trong khuôn viên gia đình. Tức là nếu một gia đình không có con hoặc có người ốm đau họ sẽ đến xin thầy cúng làm lễ này. Nhưng vài năm trở lại đây, chính quyền xã đã quan tâm và mở rộng lễ hội, biến nó đã trở thành một lễ hội chung của dân tộc Mông.

4. Lễ quét làng của người Xá Phó

lễ quét làng của người xá phó

Lễ quét làng thực chất cũng là lễ cũng các loại ma theo quan niệm của người Xá Phó, để cầu cho dân làng được bình yên, gia súc khỏe mạnh và hoa màu tươi tốt. Lễ thường được tổ chức vào tháng 2 âm lịch và nổi tiếng là một lễ hội truyền thống thần bí của người Xá Phó ở Sapa.
Vào lễ hội này mọi người thường giết lợn, gà, dê… để làm mâm cúng các loài ma. Thầy cúng làm lễ, cùng dân làng vẽ mặt nhảy múa cầu mong bình yên. Cuối buổi lễ, mọi người cùng nhau ăn uống vui vẻ. Các thức ăn cúng ma đều phải ăn hết không được mang vào trong làng.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here