Đến Sapa khám phá nét văn hóa độc đáo của người Dao

0
2522

Đến Tả Phìn (Sapa) khám phá những nét văn hóa độc đáo từ trong trang phục cho đến lễ hội đặc trưng của người Dao Đỏ nơi đây.

Xem Thêm: Tổng quan du lịch Sapa

Sapa (Việt Nam) được xếp thứ nhất trong bảng xếp hạng những nơi tốt nhất để khám phá, tìm hiểu và trải nghiệm nền văn hóa ở các quốc gia đa dân tộc. Tiếp theo là quần đảo San Blas (Panama), bán đảo Yorke (Nam Úc), Waitangi (New Zealand) và khu nghỉ dưỡng Il Ngwesi Lodge (Nanyuki, Kenya).

Ở Sapa, dân tộc Mông, Dao Đỏ và Giáy chiếm số lượng lớn nhất. Mỗi dân tộc điều có những nét văn hóa đặc trưng riêng biệt, đặc sắc. Trong đó bản Tả Phìn là bản làng tập trung đông đúc đồng bào người Dao đỏ với nhiều truyền thống văn hóa được nhiều du khách lựa chọn là điểm đến. Tả Phìn cách thị trấn Sa Pa chừng 12km, con đường vào bản làng quanh co, ngoằn ngoèo, gồ ghề và có nhiều đoạn dốc cao.

Trang phục màu sắc tươi vui, rực rỡ

Đến Sapa khám phá nét văn hóa độc đáo của người Dao

Trang phục truyền thống của người Dao Đỏ có màu sắc rất rực rỡ. Đàn ông thường để tóc dài sau đó búi sau gáy hoặc búi cao trên đầu. Y phục mặc thường ngày là quần áo ngắn hoặc dài với màu chàm, màu đen. Trang phục của phụ nữ thì đa dạng hơn, bởi họ quan niệm rằng trang phục đẹp phải có 5 màu sắc và lấy màu đỏ làm chủ đạo.

Trang phục của người Dao Đỏ ở Sapa từ quần áo, khăn quấn cho đến thắt lưng, mũ đều do chính bàn tay phụ nữ đan, dệt nên. Bộ trang phục đầy đủ quần áo, mũ, khăn, thắt lưng, giày dép và xà cạp quấn chân được gọi là “huy lâu”.

Hội hát giao duyên

Đến Sapa khám phá nét văn hóa độc đáo của người Dao

Lễ hội hát giao duyên là một lễ hội nổi tiếng của người Dao ở Sa Pa, được tổ chức vào đầu tháng Giêng hàng năm. Trong hội hát duyên có những trò chơi hấp dẫn như thi đi cầu tre qua suối, thi leo cột lấy quà, thi chạy leo núi.

Bên cạnh đó, người Dao Đỏ còn có phong tục hát giao duyên giữa nam nữ chưa lập gia đình, để họ có thể tìm được người bạn đời trăm năm. Hát giữa làng bản này với làng bản kia để kết bạn mới. Và những câu hát còn để cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, gia đình làm ăn thuận lợi, ai nấy cũng đều mạnh khỏe.

Lễ hội hát giao duyên còn là dịp để gặp gỡ những người bạn ở xa lâu ngày mới gặp lại, để tâm sự tình cảm qua những khúc hát. Lễ hội này đã trở thành nét văn hóa để giúp những cặp trai gái nên duyên vợ chồng.

Phong tục tắm lá thuốc

Đến Sapa khám phá nét văn hóa độc đáo của người Dao

Người Dao Đỏ nổi tiếng với dịch vụ tắm lá thuốc rất tốt cho sức khỏe. Trong quan niệm của người Dao, tắm lá thuốc chữa các bệnh đau nhức cơ, xương, khớp hay cảm cúm, táo bón và tang cường thể lực cho phụ nữ sau khi sinh nở, người mới ốm dậy hoặc người lao động mệt nhọc.

Có từ hơn 10 đến gần 120 loại thuốc để tắm. Bài thuốc này không chỉ đơn thuần là một phương pháp chăm sóc sức khỏe mà còn là một yếu tố tạo nên bản sắc văn hóa của đồng bào Dao.

Lễ cấp sắc

Đến Sapa khám phá nét văn hóa độc đáo của người Dao

Lễ cấp sắc thường được tổ chức vào tháng 11, tháng 12 hàng năm bởi vào khoảng thời gian này là thời gian nhàn rỗi của đồng bào dân tộc Dao.

Lễ cấp sắc với mục đích để công nhận là con cháu của “Bàn Vương” – tổ tiên của người Dao Đỏ. Lễ cấp sắc được chia thành nhiều bậc, bậc 3 đèn, bậc 7 đèn và bậc 12 đèn. Những người con trai ở đồng bào Dao Đỏ phải trải qua lễ cấp sắc từ 3 ngọn đèn trở nên mới có tâm, có đức mà mới được công nhận con cháu của tổ tiên người Dao Đỏ.

Lễ cấp sắc của người Dao có ý nghĩa về mặt tâm linh cũng như có tính giáo dục con cháu luôn luôn nhớ đến cội nguồn của tổ tiên, của dân tộc.

Lễ Tết nhảy

Đến Sapa khám phá nét văn hóa độc đáo của người Dao

Đến Sapa vào những dịp Tết, du khách sẽ được hân hoan trong không khí là Lễ Tết nhảy, tổ chức vỏn vẹn trong vòng 3 ngày. Trong lễ Tết nhảy, món ăn chính để cúng và dùng để ăn chính là thịt lợn. Người Dao sẽ nhảy nhiều điệu để mời thần linh, tổ tiên, ông bà về ăn Tết. Các vũ điệu này không biết có từ bao giờ nhưng vẫn được người Dao Đỏ lưu truyền cho đến ngày nay và trở thành nét văn hóa không thể thiếu của đồng bào nơi đây.

Các nghi lễ trong 3 ngày Tết nhảy được đan xen với tiệc tùng ăn uống, cứ múa hát xong là lại uống rượu. Tan bữa rượu là lại tiếp tục nhảy với những bài hát những điệu múa độc đáo để cầu xin những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với dân làng. Sau khi kết thúc ba ngày Tết nhảy ai về nhà nấy và trở lại công việc hàng ngày.

Nếu muốn trải nghiệm và tìm hiểu những tập tục văn hóa độc đáo này thì hãy đến Sa Pa một lần nhé!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here