Cao Bằng không chỉ nổi tiếng bởi các địa danh lịch sử như suối Lê Nin, hang Pác Bó mà nơi đây còn được thiên nhiên ban tặng cho thác Bản Giốc hùng vĩ được đánh giá là thác nước xuyên biên giới lớn thứ 2 trên thế giới, nằm giữa biên giới Việt – Trung. Không chỉ vậy, du lịch Cao Bằng còn thu hút du khách bởi những địa danh mang đậm tính lịch sử. Sau đây chúng tôi xin chia sẻ cẩm nang du lịch Cao Bằng, Thác Bản Giốc từ A đến Z
Tổng quan bài viết
1. Đôi nét về Cao Bằng, thác Bản Giốc

2. Cẩm nang du lịch Cao Bằng: Thời điểm du lịch lý tưởng

– Nếu thích đi Cao Bằng ngắm hoa, các bạn có thể đi vào tầm cuối năm khoảng tháng 11, lúc này là mùa hoa Tam Giác Mạch (tương đương với mùa hoa Tam Giác Mạch ở Hà Giang).
– Nếu thích ngắm băng tuyết, các bạn nên đi vào mùa đông (cuối năm trước đến khoảng đầu năm sau), thời điểm này ở phía rừng Phia Oắc nhiệt độ hạ thấp nên rất có thể xảy ra hiện tượng này.
3. Cẩm nang du lịch Cao Bằng: Phương tiện di chuyển

tốt nhật bạn nên bắt xe khách từ bến xe Mỹ Đình khởi hành lúc 8h tối để lên TP. Cao Bằng, sau đó tiếp tục đón xe lên Trùng Khánh và đi xe ôm khoảng 20km nữa là đến thác Bản Giốc đi sẽ đỡ mệt. Từ TP.HCM, Đà Nẵng hay Cần Thơ muốn đến với Cao Bằng bạn sẽ đáp chuyến bay đến Hà Nội và sau đó tiếp tục hành trình đến với Cao Bằng.Nếu sử dụng phương tiện xe máy hoặc ô tô cá nhân đi phượt Cao Bằng, các bạn có thể nghiên cứu một trong 2 phương án gợi ý dưới đây:
• Đi từ Hà Nội theo hướng Quốc lộ 3 qua Thái Nguyên, Bắc Kạn. Đi đường này các bạn có thể kết hợp du lịch Thái Nguyên hoặc du lịch Bắc Kạn, đặc biệt là có thể kết hợp đi du lịch Hồ Ba Bể.
• Đi từ Hà Nội theo hướng Quốc lộ 4 đi Lạng Sơn, kết hợp ghé qua du lịch Mẫu Sơn rồi đi theo hướng Đông Khê, Thất Khê để sang Cao Bằng.
4. Cẩm nang du lịch Cao Bằng: Lưu trú ở đâu?

Một số khách sạn giá rẻ và chất lượng ở Cao Bằng bạn có thể tham khảo như:
Khách sạn Cao Bằng
– Khách sạn Ánh Dương: 78 Kim Đồng, phường Hợp Giang, TP. Cao Bằng.
– Khách sạn Bằng Giang: Kim Đồng, phường Hợp Giang, TP. Cao Bằng.
– Khách sạn Hoàng Anh: 131 Kim Đồng, phường Hợp Giang, TP. Cao Bằng.
– Khách sạn Hoàng Gia: 26B Lê Lợi, phường Sông Bằng, TP. Cao Bằng.
Nhà nghỉ ở Trùng Khánh
– Nhà nghỉ Hoàn Lê, Trùng Khánh: Thị trấn Trùng Khánh, Trùng Khánh, Cao Bằng.
– Nhà nghỉ Thiên Tài: Thị trấn Trùng Khánh, Trùng Khánh, Cao Bằng (Gần đến chợ Trùng Khánh).
– Khách sạn Đình Văn: Thị trấn Trùng Khánh, Trùng Khánh, Cao Bằng (Bên phải chợ Trùng Khánh).
– Quây Sơn Homestay: Kéo Nà, Đàm Thuỷ, Trùng Khánh, Cao Bằng.
Ở thác Bản Giốc
– Khách sạn Đình Văn 2: Bản Giốc, Đàm Thủy, Trùng Khánh, Cao Bằng.
5. Cẩm nang du lịch Cao Bằng: Ăn gì?

Bánh áp chao
Cá Trầm Hương nướng
Đây là loài cá ngon trứ danh ở thác Bản Giốc. Gọi là cá trầm hương bởi loài cá này thường ăn rễ, lá mục của cây trầm hương mọc ven sông Quây Sơn và Bắc Vọng. Chính vì vậy thịt chúng ngon hơn nhiều loại cá nào khác, khi ăn có thể cảm nhận được vị trầm.
Món ngon nhất từ loài cá trầm hương là nướng, vì giữ nguyên được mùi vị của cá, khiến người sành ăn cũng phải trầm trồ. Cá bắt từ sông, làm sạch, mổ bụng rồi nhét thêm một vài loại rau, gia vị như hành, thì là, ớt… vào bên trong, bọc qua bằng lớp lá chuối rồi cho lên bếp than nướng. Khi chín, cá tỏa mùi thơm nức. Gỡ miếng cá chấm cùng chút nước mắm nguyên chất, cảm nhận vị thơm ngây ngất, phảng phất vị trầm khiến bạn sẽ nhớ mãi.
Bánh trứng kiến

Nguyên liệu chính để làm bánh trứng kiến chính là trứng non của kiến làm nhân bánh, bột nếp nương và lá non của cây vả bọc bên ngoài. Trứng kiến sau khi rửa sạch sẽ được bắc lên chảo phi với hành khô. Muốn nhân ngon hơn người ta còn cho thêm một ít thịt lợn băm, lạc rang rã nhỏ và một ít kiệu thái nhỏ trộn thêm.
Bánh cuốn
Bánh cuốn Cao Bằng đặc biệt nhất ở nước dùng. Không như người miền xuôi, chấm bánh vào nước mắm chua ngọt, người Cao Bằng nhúng bánh cuốn trong thứ nước dùng ninh từ xương ngọt ngào. Cũng bởi lẽ đó nên nhiều người cũng gọi bánh cuốn Cao Bằng là bánh cuốn canh, để phân biệt với loại bánh cuốn chấm nước mắm của người miền xuôi.
Nước canh ninh từ xương lợn từ tối hôm trước, nên khi chan ra bát là thấy rõ hương tủy xương thơm lựng, ngọt lịm. Mỗi bát nước dùng lại được thêm vào vài thìa thịt băm nhuyễn, rắc chút hành hoa mỡ màng mà mướt mát.
Vịt quay 7 vị

Gia vị cho món ăn này gồm có 7 vị là bí quyết riêng của người Tày sống ở phía Đông của tỉnh Cao Bằng mới có. Gia vị sẽ được tẩm ướp dồn vào bên trong bụng, rồi dùng lạt dẻo khâu bụng vịt lại để giữ nước. Sau khi nhúng qua nước sôi, ở bên ngoài sẽ được rưới thêm một lớp mật ong. Theo chia sẻ của người dân nơi đây, cách này sẽ giúp thịt mềm, có vị ngọt đậm, da không bị khô khi nướng lên than hồng.
Than nướng vịt được trộn giữa than củi nỏ thì thịt mới không bị ám khói. Thịt chín có vị ngọt, mềm, không bở, không dai, cắn một miếng nhỏ nhai chậm rãi bạn sẽ cảm nhận được vị béo của dầu ăn, vị ngọt của miệng thịt và mật ong hòa quyền vào nhau, làm tan chảy vị giác của bạn.
Xôi trám
Cây trám được trồng ở rất nhiều các tỉnh miền núi phía Bắc với óc sáng tạo của người dân nơi đây đã cho ra rất nhiều món ngon từ thứ quả này mà không đâu sánh được như: kho, sốt, làm mứt…cho tới món xôi béo ngậy ăn một lại cứ muốn ăn hai.
Làm xôi trám không khó nhưng khá kỳ công, trám hái trên rừng về được tuyển lựa lấy những quả chín mọng, không bị sâu đem om cho mềm (ngâm với nước nóng từ 25-30 độ). Trám om rồi đem bóc vỏ đen, lựa lấy phần thịt trộn với xôi đã đồ chín đảo thật đều, nhuyễn, đến khi xôi có mầu hồng tím là được.
Rau dạ hiến

Hiện nay, do nhu cầu của khách du lịch ngày càng tăng cao nên một số bà con dân bản đã đem về trồng, nên khi lên Cao Bằng bạn không quá khó để được thưởng thức món rau đặc biệt này hoặc mua về quê làm quà.
Lợn sữa quay
Ở Cao Bằng thường chọn loại lợn địa phương từ 4kg đến 6 kg để quay. Khi sơ chế xong dùng giấy bản thấm khô mình con lợn, sau đó nhồi lá mác mật cùng các gia vị khác vào bụng con lợn rồi khâu lại, dùng cây tre xuyên từ mõm tới đuôi rồi quay trên bếp than hồng, vừa quay vừa dùng mật ong và các gia vị khác phết lên mình con lợn để cho giòn bì và khỏi nứt. Thịt quay ngon là thịt vừa chín tới, bì vàng rộm, giòn tan, mùi thơm quyến rũ. Nước dùng chấm thịt lợn quay được pha chế theo một công thức rất riêng biệt.
6. Cẩm nang du lịch Cao Bằng: Các điểm tham quan nổi tiếng

Động Ngườm Ngao
Động Ngườm Ngao nằm sâu bên trong một ngọn núi, thuộc bản Gun, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, Cao Bằng. Động có chiêu dài 2144m gồm ba cửa chính Ngườm Ngao, Ngườm Lồm, và Bản Thuôn. Được đánh giá là một trong những hang động đẹp nhất Việt Nam. Được hình thành từ sự phong hóa của đá vôi trải qua hàng triệu năm. Theo tiếng Tày Ngườm Ngao có nghĩa là Cọp hay còn gọi “hang giữa thung lũng đá” được người dân Trùng Khánh phát hiện năm 1921.
Đi sâu vào bên trong, bạn sẽ được chiêm ngưỡng kiệt tác thiên nhiên những nhũ đã muôn hình vạn trạng, được tạo thành bởi những giọt nước đọng lại trải qua hàng trăm triệu tạo nên. Bạn sẽ được nghe tiếng nước chảy róc rách, rất vui tai, đây được xem là “máy điều hòa tự nhiên” cho toàn bộ không gian bên trong động.
Hồ Thang Hen
Hồ Thang Hen gồm 36 hồ tự nhiên, mỗi hồ cách nhau khoảng vài chục hoặc hàng trăm mét, nằm biệt lập giữa thung lũng rộng lớn tiếp giáp giữa hai xã Quốc Toản (Trà Lĩnh) và xã Ngũ Lão (Hòa An). Mỗi tên hồ ở đây được người dân địa phương đặt cho một cái tên riêng như: Thang Vạt, Nà Ma, Thang Loỏng, Thang hoi… Hồ Thang Hen có chiều dài 2000m, rộng 50m, nằm lọt thỏm trong thung lũng sâu, bao phủ xung quanh là những tán rừng già, xen lẫn nhưng mỏ đá tai mèo, hồ sâu 40m. Trong tiếng Tày Thang Hen có nghĩa là đuôi ong, bởi nhìn từ xa bạn sẽ thấy hồ uốn lượn cong như đuôi con ong.
Đặc biệt, nơi đây được thiên nhiên ban tặng cho nhiều sản vật, tôm cá như: các loại tôm, tép, cá chép vây đỏ, cá nheo…
Vào sáng sớm, khung cảnh hồ chìm trong sương sớm bồng bềnh, tựa như hững đám mấy đang bay lượn. Thượng nguồn hồ sâu 200m, cao 5m chảy thẳng từ đỉnh núi xuống. Nước hồ quanh năm chảy không dứt, xanh ngắt mỗi năm có hai đợt thủy triều lên xuống vào khoảng tháng 9 đến tháng 10. Đêm đến nước rút cạn, ban ngày nước lại dâng lên cao. Hồ không có mùa khô, không có lũ lụt.
Thác Bản Giốc

Ngày đêm thác nước cuồn cuộn đổ xuống những tảng đá phẳng làm tung lên vô vàn hạt bụi trắng toả mờ cả một vùng rộng lớn. Vào những ngày nắng, làn hơi nước còn tạo thành cầu vồng lung linh huyền ảo. Dưới chân thác Bản Giốc là mặt sông rộng, phẳng như gương. Hai bên bờ là những thảm cỏ, vạt rừng xanh ngắt.
Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc
Chùa Phật tích Trúc Lâm Bản Giốc được xây dựng khang trang trên ngọn núi Phia Nhằm, xã Đàm Thủy (Trùng Khánh), cách thác Bản Giốc khoảng 500m. Chùa được xây dựng theo lối kiến trúc thuần Việt, gồm các hạng mục: Cổng tam quan, lầu chuông, lầu trống, bia đá và tam bảo, nhà thờ Tổ, nhà thờ Mẫu, đền thờ các anh hùng dân tộc, Nam Việt Triệu Tổ Hùng Vương các đời, nhà khách cùng các hạng mục cảnh quan phụ trợ. Chùa Phật tích Trúc Lâm Bản Giốc có tầm quan trọng trong việc phát triển Khu du lịch thác Bản Giốc thành Khu du lịch trọng điểm quốc gia.
Khu du lịch Pác Bó
Địa danh này gắn liền với cuộc đời Bác Hồ sau khi từ nước ngoài về nước hoạt động cách mạng, khu di tích Pác Bó đã được công nhận là di tích lịch sử quốc gia. Toàn bộ khu di tích gồm có hang Pác Bó, suối Lê Nin, nhà tượng niệm Bác Hồ, hang Lũng Lạn, hang Ngườm Vài, bàn đá nơi Bác làm việc, nền nhà ông Lý Quốc Súng. Đến đây bạn sẽ được biết thêm về cuộc đời hoạt động cách mạng và nếp sống giản dị của Bác Hồ.
7. Cẩm nang du lịch Cao Bằng: Mua gì làm quà?

Hạt dẻ Trùng Khánh
Bánh khảo
Bánh khảo là món không thể thiếu trên bàn thở tổ tiên của đồng bào các dân tộc ở Cao Bằng dịp Tết cổ truyền. Để làm bánh khảo đòi hỏi đôi tay khéo léo, những người làm bánh khảo được xem là nghệ nhân. Nguyên liệu làm bánh là gạo nếp. Gạo sau khi vo, để khô, rồi rang chín, sau đó được xay trong cối đá cho bột mịn. Cho bột vào thúng, hạ thổ qua đêm, để bột bánh ỉu và có độ dai. Bột sẽ đổ vào giấy vương, bánh đặt chéo thành 4 hình tam giác gấp vào, dùng hồ dán lại, vậy là xong.
Bánh khảo có lẽ là một thứ lương khô của người Tày, Nùng ở Cao Bằng. Bánh khảo thường được làm vào dịp Tết. Có thể để lâu không mốc, thiu, nên với phong tục đón Tết trong những ngày xuân dài, thì khi nào nào trong nhà còn bánh khảo, thì chừng đó vẫn còn là Tết.
Lạp xưởng
Tây Bắc nổi tiếng với nhiều món đặc sản độc đáo của các đồng bào dân tộc, một trong số đó có thể kể đến lạp xưởng. Ở mỗi địa phương khác nhau cách làm và hương vị cũng khác nhau. Riêng Lạp xưởng Cao Bằng có vị béo ngậy, không hun khói nhiều nên dễ ăn, màu hồng đẹp.
Bò gác bếp

Thịt bò dùng để sấy khô loại nào cũng ngon, không kén chọn. Nhưng ngon nhất vẫn là loại thịt mông, thịt bắp, vừa nạc vừa mềm. Thịt được xẻ ra thành từng miếng to nhỏ tùy ý. Nhưng thường to chừng hai ba ngón tay, dài chừng gang tay là vừa nhất. Thịt được tẩm ướp bằng muối, nước cốt gừng và đặc biệt không thể thiếu rượu trắng. Trước khi ướp, khía vài đường trên miếng thịt cho gia vị ngấm đều. Ướp xong dùng lạt tre tươi xâu thịt thành từng xâu rồi treo trên gác bếp.
Quả mác mật
Mác mật là một thứ gia vị không thể thiếu của nhiều món ăn đặc trưng miền núi, như: Vịt quay, lợn quay… Vào mùa mác mật, các bà nội trợ ai cũng mua mác mật về chế biến các món ăn: cá kho, thịt kho, vịt quay, ninh chân giò, canh thịt băm, măng xào mác mật… Mùi vị thanh tao của quả mác mật đã khử hết mùi tanh của cá, mùi hoi của vịt, giảm bớt mỡ ngấy của chân giò…, tạo nên những món ăn thơm phức, tinh tế và hấp dẫn.
8. Lưu ý

– Du lịch Cao Bằng mùa hè khá nóng bức, bạn cần chuẩn bị cho mình đầy đủ áo chống nắng, kem chống nắng, mang trang phục nhẹ nhàng, thoáng. Bạn cũng nên chuẩn bị một số thuốc cá nhân để phòng bệnh cảm do thay đổi thời tiết.
– Bạn nên chuẩn bị một số đồ ăn khô như bánh ngọt, lương khô, nước uống… khi du lịch thác Bản Giốc. Đồng thời nên ăn uống đầy đủ ở Trùng Khánh trước khi đến thác, bởi khu vực này không có hàng quán, đồ ăn cũng không phong phú. Đặc biệt, nếu muốn ăn thì phải đặt trước, bởi ở đây không có chợ mà phải xuống Trùng Khánh để mua nên chuẩn bị rất lâu.
– Có một vài phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc ở Cao Bằng mà các bạn cần biết để tránh các điều kiêng kị, nhất là khi vào thăm các bản làng hay ở các dịch vụ homestay:
+ Khi vào nhà, nếu thấy ở cửa nhà, đầu cầu thang có cắm một cành lá xanh, đó là dấu hiệu không muốn người lạ vào nhà.
+ Trong nhà, bàn thờ thường để ở gian giữa nhìn ra cửa chính. Khách khi đến chơi cần tránh đến gần, không đặt các vật dụng cá nhân, không sờ tay lên đồ thờ cúng. Nữ giới không được ngồi quay lưng vào bàn thờ.
+ Người Nùng thường đặt ống hương ở ngoài sàn để cúng ma gầm sàn, người lạ không đến gần ống hương đấy.
+ Người Tày có tục thờ Phi Phỉng Phjầy (ma bếp lửa), khách đến cần tránh việc to tiếng hay cãi lộn bên bếp lửa.
Bài viết trên là những cẩm nang du lịch Cao Bằng. Chúc các bạn có một chuyến du lịch vui vẻ và nhiều trải nghiệm mới mẻ.